[BESTVIETNAM – VIETKINGS] Đề cử lần 1/2023 – TOP 100 sản phẩm OCOP bán chạy trên thị trường Việt Nam 2023 (P.1): Mắm chao Cá Mè Vinh Ông Ba Lộc (Tỉnh An Giang)

03cc23236fcd4e1da5e552ede46ad1bb
(BESTVIETNAM – VIETKINGS) Không như những loại mắm khác, Mắm chao Cá Mè Vinh Ông Ba Lộc là sản phẩm nổi tiếng đã có từ lâu đời ở Tân Châu – An Giang, nơi đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu, điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nên những mẻ mắm thơm ngon đúng chuẩn.

Ảnh: Internet

 

Mắm chao Cá Mè Vinh là đặc sản đặc thù có bề dày văn hóa ẩm thực tại Tân Châu – Tỉnh An Giang Trước năm 1945, nguồn lợi thủy sản Tân Châu thật dồi dào nhờ sông Cửu Long, lúc bấy giờ có 2 loại cá là: Cá đen và cá trắng. Cá đen gồm: Cá lóc, cá trê, cá bông, cá rô, cá sặt. Cá trắng gồm: Cá linh, cá mè vinh, cá he, cá leo, cá trèn, cá dảnh, cá cơm, …Từ tháng chạp, tháng giêng, tháng hai, tháng ba âm lịch là mùa cá đen. Tháng 10, tháng 11 âm lịch, người dân Tân Châu lại đánh bắt toàn cá linh, cá mè vinh, cá he. Lượng cá đổ về quá nhiều đến nỗi dùng không hết phải mang làm mắm và “mắm cá” đã ra đời từ đây.

 

Ảnh: Internet

 

Có nhiều loại mắm được người dân thời bấy giờ nghiên cứu làm nên: mắm linh, mắm lóc, mắm bông, mắm rô, mắm sặt và đặc biệt là “mắm chao”. Nổi tiếng nhất Tân Châu là mắm cá linh, đặc biệt là mắm chao cá mè vinh, cá he, cá kết, cá trèn. Bởi vì các giống cá này khi làm mắm chao thì rất béo ngon, nhờ thịt cá ngọt và có chất mỡ. Mãi đến sau này người dân Tân Châu còn sáng tạo thêm nhiều loại mắm chao mới như: mắm chao cá thát lát, mắm chao cá dảnh, mắm chao cá lóc. Vì sao gọi là “mắm chao’’? Tên gọi “mắm chao” đã có từ xa xưa, “chao” tức là chao đường thốt nốt, thính gạo, cơm rượu vào cá, là một hành động đảo trộn các loại nguyên liệu vào với nhau. Đặc biệt, trong công thức làm mắm có thành phần “cơm rượu” được cho vào khi cá đã thấm muối nên thịt cá vừa bùi vừa đậm đà hương vị đặc trưng. Lúc bấy giờ, người dân Tân Châu luôn gọi là “mắm chao”. Và tên gọi “Mắm chao Cá Mè Vinh Ông Ba Lộc” cũng vì lẽ đó mà được đặt nên.

 

Ảnh: Internet

 

Mắm chao Cá Mè Vinh Ông Ba Lộc được làm thành nhờ kế thừa công thức truyền thống từ năm 1955. Để làm được mẻ mắm thơm ngon đúng điệu, cá phải là cá tự nhiên vì có thịt ngọt thơm và lượng mỡ không nhiều, thính phải rang thật vàng và cơm rượu phải thật ngon thì mới cho ra màu đẹp và hương thơm đặc trưng của mắm. Một mẻ mắm ngon phải hội đủ các yếu tố: có hương thơm đặc trưng, thịt cá bùi thơm, xương hom cá mềm rịu, màu mắm vàng sánh như mật ong và có vị vừa ăn, không quá mặn cũng không quá ngọt. Chính vì lẽ đó, Cơ sở Ba Lộc quyết định chọn nguyên liệu nguồn cá tự nhiên để làm mắm. Và luôn chú trọng đến các nguyên liệu chao mắm phải đạt tiêu chuẩn để làm nên mắm ngon.

 

Ảnh: Internet

 

Với sự đầu tư công phu, mắm chao Cá Mè Vinh Ông Ba Lộc được chế biến từ nguồn cá tự nhiên kết hợp với công thức ủ theo phương pháp truyền thống, cùng với niềm đam mê và tình yêu đối với nghề làm mắm của quê hương, tin rằng sản phẩm Mắm Chao Cá Mè Vinh Ông Ba Lộc không những sẽ là một món ăn đặc trưng trong bữa cơm gia đình, mà còn một món quà ẩm thực mang đậm giá trị văn hóa của xứ lụa Tân Châu dành tặng đến khách hàng.

 

Thông tin về đơn vị sản xuất và kinh doanh sản phẩm Mắm chao Cá Mè Vinh Ông Ba Lộc, Quý độc giả có thể liên hệ:

 

Mắm chao Cá Mè Vinh Ông Ba Lộc – Sản phẩm thuộc: Hộ Kinh doanh Ba LộcHộ Kinh doanh Ba Lộc

Địa chỉ: 550 Trần Phú, khóm Long Châu, P. Long Châu, TX Tân Châu, Tỉnh An Giang

Đại diện: Trần Thị Kim Ngân

Điện thoại: 0376.628.305

Email: tranthikimngan1009@gmail.com

Website: mamchaobaloc.com

—————

 

Để có cơ sở cho việc ghi nhận, xác lập TOP-BEST các sản phẩm OCOP bán chạy trên thị trường Việt Nam 2023, chúng tôi mong muốn Quý đơn vị cử chuyên viên hỗ trợ kết nối doanh nghiệp và cung cấp thông tin đề cử sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và bán chạy trên thị trường nội địa trong hệ thống kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương đến ban quản lý hành trình.

Mục đích của hành trình này này nhằm giúp địa phương cũng như doanh nghiệp khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về vùng nguyên liệu và sử dụng lao động địa phương, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền. Từ đó giúp các đơn vị thấy được lợi thế, cơ hội để phát triển và khai thác giá trị sản phẩm gắn với nét văn hóa truyền thống và điều kiện tự nhiên, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương. Hành trình sẽ góp phần khai thác hiệu quả hơn các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tiếp thị sản phẩm, kích cầu tiêu thụ, … của người tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chủ lực của đơn vị ra thị trường nước ngoài. Hành trình không chỉ giúp người Việt thêm hiểu và tự hào về những sản phẩm chất lượng của đất nước mà còn góp phần kích cầu tiêu dùng, góp phần nâng cao năng suất kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó, Hành trình tìm kiếm và quảng bá TOP-BEST các sản phẩm OCOP bán chạy trên thị trường Việt Nam của 63 tỉnh thành cũng sẽ giúp du khách có nhiều lựa chọn về các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương khi có dịp đến khám phá đất nước và con người Việt Nam.

​Các thông tin đề cử xin gửi về địa chỉ email: noidungbestplus@gmail.com và bản cứng gửi về Văn phòng Viện Kỷ lục Việt Nam. Thời gian nhận từ ngày 30/12/2022 đến hết ngày 30/01/2023 để Hội đồng Viện Kỷ lục Việt Nam có thể tổng hợp thông tin, thẩm định và xem xét. Kết quả hành trình sẽ được công bố vào tháng 3/2023 và thông báo đến các địa phương. Các đơn vị có sản phẩm phù hợp với tiêu chí sẽ đưọc cấp bằng chứng nhận TOP-BEST cùng huy hiệu trong sự kiện Hội ngộ TOP Việt Nam dự kiến diễn ra vào nửa đầu năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh.

Mỗi tuần, các bài đề cử sẽ được công bố rộng rãi trên tất cả các trang truyền thông chính thức của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings như: kyluc.vn; topplus.vn; bestplus.vn; … Ban quản lý hành trình rất mong nhận được sự quan tâm theo dõi của bạn đọc trong và ngoài nước nhằm tiếp tục quảng bá và tôn vinh các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam.